Sẽ tạo ra một vài khuôn tay bên cạnh đó in bản vẽ tỷ lệ 1-1 để tham khảo khi uốn
Tiếp theo đó là quá trình cắt và uốn rèn sắt, Những người thợ uốn giỏi nhất sẽ tham gia làm công đoạn uốn này thông thường sẽ có 2 cách uốn là uốn nóng ở nhiệt độ cao làm mềm sắt với những chi tiết quá dày và uốn nguội trực tiếp với các chi tiết sắt nhỏ hơn. Phần thô sau khi hoàn thành sẽ được vệ sinh toàn bộ và trải qua công đoạn xử lý bề mặt. Sản phẩm sẽ được mài, bả, đánh gỉ sét và được nhúng vô bể kiềm (thường là NaOH) để tẩy dầu nhớt trên bề mặt sắt.
Công đoạn tiếp theo là sơn (khuyến cáo khách hàng không nên dùng sản phẩm mạ kẽm điện phân, vì độ bền sản phẩm không cao và sau khi sơn sẽ bám sơn không tốt bằng sắt đen, bên cạnh đó sản phẩm sắt nghệ thuật mạ kẽm điện phân sẽ phải mạ từng bộ phận sau đó hàn ghép lại, do vậy tại các vị trí hàn sẽ bị gỉ sét trước).
Khi sơn sản phẩm sắt nghệ thuật nhúng kẽm nóng chúng ta sử dụng loại sơn Epoxy hai thành phần chuyên sơn lên bề mặt kẽm, hoặc có thể sử dụng sơn tĩnh điện khô cho các sản phẩm sắt nghệ thuật trong nhà.
Như vậy thông qua các công đoạn tạo ra sản phẩm sắt mỹ thuật ở trên chúng ta đã thấy được độ phức tạp và độ cầu kỳ khi tạo ra sản phẩm sắt mỹ thuật. Một sản phẩm có thể được ghép từ hàng trăm thanh sắt, thỏi sắt thiết diện khác nhau, với hàng trăm các mối ghép mối hàn.